Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ LÀ GÌ

Một khái niệm rất quen thuộc nhưng chưa được coi trọng. Cả cuộc đời ta tiếp xúc với không khí mà không khí lại rất dễ nhiễm bẩn bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết sau sẽ thống kê sơ bộ các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Chất lượng không khí – Chất lượng cuộc sống” Chất lượng không khí đang ảnh hưởng tới mỗi người dân Việt Nam hàng ngày, hàng giờ bất kể là khi ta ngủ hay thức. Không khí vốn dĩ rất sạch nhưng do vận động tự nhiên và con người đã làm cho bầu không khí ô nhiễm. 1.Ô nhiễm không khí tự nhiên – Núi lửa: Là nguyên nhân lớn gây ô nhiễm không khí, tạo ra bụi, khí độc hại như: sunfua, mêtan và những loại khí khác được phát tán rất xa do gió bão. Ở Việt Nam không có núi lửa nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng bới núi lửa tại Indonesia và Nhật bản. – Cháy rừng: Là nguy cơ gây ô nhiễm không khí lớn tại Việt Nam, rừng cháy do sấm sét, cọ sát hoặc con người gây ra. Các đám cháy luôn tạo ra bụi, khói và các loại khí độc hại do các lớp than mùn gây ra. Là một nước nhiều rừng khí hậu khô hanh nên Việt Nam thường phải hứng chịu loại ô nhiễm không khí này. – Bão bụi là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí hiện hữu ở mọi nơi, do quá tình xói mòn đất, phong hóa rồi chịu ảnh hưởng bởi nắng, gió sẽ cuốn theo bụi thông thường và các hạt bụi độc hại tới những nơi cách xa hàng nghìn km len lỏi vào các khu dân cư, thành phố…. – Quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v… Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. 2. Ô nhiễm không khí nhân tạo Ô nhiễm không khí nhân tạo rất đa dạng cả về hình thức và các chất ô nhiễm phát tán vào không khí, do con người và các hoạt động liên quan đến sản xuất và sinh hoạt tạo nên. – Ô nhiễm do quá trình đốt nhiên liệu lỏng, rắn, khí… thải ra rất nhiều khí độc và bụi bẩn độc hại đi qua các ống khói của các nhà máy phát tán vào không khí. – Ô nhiễm do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió gây ô nhiễm không khí. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. Ngoài ra còn phải kể đến ô nhiễm không khí do chiến tranh gây ra: bom, mìn, hóa chất diệt cỏ…. gây ảnh hưởng lâu dài không khỉ tới không khí mà còn cả đất nông nghiệp và nguồn nước uống. Tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…thì vấn đề ô nhiễm không khí do khí thải, bụi của các phương tiện giao thông, rác và nước thải sinh hoạt đang là mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta. Như vậy ô nhiễm không khí gần như là vô hình hoặc đã quá quen thuộc với cuộc sống khiến chúng ta mất dần đi sự cảnh giác và ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy chung tay tuyên truyền và cùng góp sức làm giảm thiểu ô nhiễm không khí, cải thiện môi trường sống và tự bảo vệ bản thân cũng như gia đình: trồng thêm cây xanh, giữ vệ sinh nhà cửa, sử dụng khẩu trang, kính bảo hộ khi ra đường, sử dụng Máy lọc không khí….